Chuẩn RS485 được sử dụng trong các lĩnh vực này

Những thiết bị truyền thông, điện tử trong những năm trở lại đây đã có những bước chuyển mình, phát triển nhanh chóng và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Điều mà chúng tôi đang muốn nhắc tới ở đây đó chính là những chuẩn giao tiếp tín hiệu – một trong những phương thức giúp đảm bảo các thiết bị được kết nối và truyền tải thông tin nhanh chóng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về các vấn đề trên cho các bạn, hãy đọc ngay để hiểu hơn nhé.

Để có thể tồn tại trong giới công nghệ, thiết bị điện tử, một trong những nguyên tắc bất thành văn đó chính là phải làm sao để gia tăng tốc độ, sự linh hoạt của các sản phẩm xuất hiện sau. Đối với các loại chuẩn, để tăng tốc độ truyền và khoảng cách truyền lên, khi nghiên cứu và tạo ra chuẩn RS485, người ta đã dùng đường truyền cân bằng thông qua hai dây A, B và không có dây mass. Khi đó, tại hai dây thì tính hiệu sẽ có sự trái ngược nhau, khi một bên tăng thì một bên sẽ giảm xuống. Có thể thấy là sự thay đổi này là theo hướng nghịch nhưng cũng chính điều này khiến cho sự cân bằng luôn được đảm bảo.

Khi truyền tín hiệu đi xa, chúng dễ gặp phải các vấn đề gây nhiễu, và đây là điều sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng cũng như tốc độ truyền tín hiệu. Trong trường hợp này, người ta sử dụng một cặp dây dài bằng nhau và xoắn lại với nhau. Chúng ta có thể gọi đây là cặp dây xoắn (Twisted-pair wire). Chúng đặc biệt hữu ích trong môi trường công nghiệp, nơi môi trường nhiễu cao, ảnh hưởng tới quá trình vận hành và sử dụng các thiết bị, tín hiệu.

Có thể nói cách sử dụng hệ thống truyền dẫn cân bằng với hai dây A, B (không dây mass) đã mang tới sự vượt trội trong tốc độ truyền tải thông tin của chuẩn RS485. Tuy nhiên chúng tôi cũng đã giới thiệu từ trong phần trước, chúng cần có điện áp kiểu chung, và nếu như sử dụng điểm tham chiếu là mặt đất thì có nhiều điều phải để tâm đấy. Ở đây, có ba mức điện áp chúng ta cần quan tâm để một cáp chuẩn RS485 hoạt động hiệu quả, đó là điện áp trên hai dây A, B và chênh lệch điện áp giữa đất nơi nhận và nơi phát. Khi bộ phận tham chiếu nhận thấy mức chênh lệch nào quá cao so với ngưỡng cho phép thì có thể dẫn tới hư hỏng thiết bị hoặc sự sai lệch trong độ chính xác của tín hiệu nhận. Mức điện áp chênh lệch được quan tâm không chỉ vì hậu quả mà chúng có thể gây ra mà còn là vì đất không phải vật hoàn hảo để dẫn điện, có điện trở riêng, tạo ra sự chênh lệch về tín hiệu truyền và nhận. Bạn có biết chuẩn RS485 là gì và có vai trò như thế nào trong cuộc sống hiện nay hay không? Tạo nên được sự thành công như hiện nay là nhờ sự phối hợp ăn ý của các thiết bị, phương thức vận hành, trong đó có chuẩn tín hiệu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *